Sunday, July 6, 2014

Tổng quan về Hero

      Đối tượng chính trong 1 cuộc chiến Dota 2 là các Hero, đây là đối tượng mà người chơi phải điều khiển. Mặc dù Hero có nghĩa là "Anh hùng", tuy nhiên ở DotA public Việt Nam trước đây hay gọi là các Tướng. Do Dota 2 kế thừa từ từ map DotA nên các Hero Dota 2 chính là các Hero trong DotA (tính tới bản update 6.81 thì Dota 2 có 107/112 Hero DotA).
      Mỗi cuộc chơi chỉ có tối đa 10 Hero (5 mỗi bên), do vậy việc chọn Hero của mỗi đội là rất quan trọng. Một số Hero có nhiệm vụ riêng biệt, một số Hero lại có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau tùy theo trận. Điều này càng khiến việc lựa chọn Hero cũng như role (vị trí chơi) càng trở nên phức tạp đối với người chơi. Nếu như bạn từng chơi qua LoL thì bạn đều biết trước mỗi trận đấu, bạn có thể lựa chọn bổ trợ (bảng, ngọc, phép) để hỗ trợ sức mạnh cho Champ của mình cho phù hợp với cách đánh của từng loại Champ cũng như vị trí bạn đi. Tuy nhiên trong DotA/Dota 2 thì hoàn toàn không có bất kể 1 bổ trợ nào cho Hero của bạn, sức mạnh của Hero hoàn toàn tùy thuộc vào lượng vàng và kinh nghiệm bạn kiếm được trong trận chiến.
      Ở bài viết này, mình sẽ chỉ nói đến các cách phân loại cơ bản dành cho các Hero.

1. Phân loại theo strength, agility, intelligence

    Đây là hình thức phân loại cơ bản nhất trong DotA/Dota 2. Đây cũng là cách phân loại chính của nhà phát triển. Tùy vào thuộc tính mà các Hero có các đặc điểm riêng như sau:
   - Strength: được coi là các tướng sức mạnh, trâu về máu, có khả năng mở combat.
   - Agility: các tướng "khéo léo", dịch hơi thô nhưng đây lại là chủ lực của mỗi team về cuối game, gần như tất cả các agi đều như vậy. Các agi có đặc điểm là máu rất ít (gián), do đó dễ bị chết trong combat. Tuy vậy với chỉ số agi (tăng tốc độ đánh, tăng về giáp và kháng phép), cuối game chúng trở nên cứng cáp hơn. Đây là những tướng phụ thuộc nhiều vào item (đồ) để tăng sức mạnh.
   - Intelligence: tướng pháp sư, luôn sử dụng phép thuật khi giao chiến. Các intel cũng có lượng máu khá mỏng nhưng lại có lượng damage khá lớn từ skill bù vào, do đó chúng có thể đi đánh nhau từ khá sớm, 1 số intel có skill buft giap, máu cho đồng đội hay trừ damage, giáp của đối phương.
    Trên đây cũng là 3 chỉ số cơ bản trong Dota, Hero thuộc nhóm nào thì chỉ số tương ứng được cộng (sau mỗi lv) cao hơn các chỉ số còn lại.
    - chỉ số Strength: cộng máu và damage cho Hero strength.
    - chỉ số Agility: cộng giáp, as, kháng phép và cộng damage cho Hero agility.
    - chỉ số Intelligence: cộng mana và damage cho Hero Intelligence.

2. Phân loại theo vị trí (role)

    Ta có thể hiểu vị trí chơi trong game đấu, đây cũng là nhiệm vụ mà Hero của bạn phải đảm nhiệm. Theo chính thống, ta có các vị trí sau:
    - Tanker: những Hero ăn đòn đầu tiên, nhiệm vụ của bạn là chìa xác ra cho đối phương đánh và tích skill lên đầu, đòi hỏi của tanker là phải lên đồ sao cho máu và giáp càng trâu càng tốt.
    - Nuker: đó là những Hero có trong mình skill gây damage mạnh, cooldown nhanh và có thể giết người trong một nốt nhạc.
    - Carrier: đối tượng quan trọng bậc nhất trong Dota 2, kẻ gây damage đánh chay chính, rất mạnh vào late game nhưng khá yêu vào đầu game, phần lớn carrier là tướng agility.
    - Disable: tướng có khả năng vô hiệu hóa đối phương như stun, trói hay hóa gà để cho team mình tha hồ đánh mà kẻ địch ko thể phản kháng hay trốn chạy.
    - Supporter: các tướng làm nhiệm vụ hỗ trợ, vd như cắm mắt, hoặc giảm sức mạnh đối phương, hoặc đảm bảo mạng sống cho hero team mình.
    - Pusher: những kẻ chuyên đẩy trụ, chiến thắng trong game không phải thể hiện ở việc đội bạn chơi hay hơn, giết nhiều hơn mà nó thể hiện ở việc thánh tích của bên nào sụp đổ trước.
    - Jungler: những kẻ ăn rừng.
     Một số cách chia role không chính thống:
     - Semi-carry: hiểu đơn giản là những kẻ có thể đảm nhiệm 2 nhiệm vụ trong một cuộc chơi mà nhiệm vụ thứ 2 là một carrier (vào late game), còn đầu trận thì nhiệm vụ của các Hero này có thể là support, nuke hay tank.
     - Ganker: những kẻ làm nhiệm vụ đi săn đối phương, khiến đối phương không thể farm (để tích lũy vàng và kinh nghiệm), các ganker thường xuất hiện từ bóng tối, tiêu diệt đối phương và rút lui nhanh chóng.
     - Roamer: kẻ kiểm soát bản đồ, giúp cho carrier team mình né gank hoặc gank lại đối phương, giúp đỡ tích tụ các bãi neutral hỗ trợ jungler farm rừng dễ dàng hơn. roamer cũng thường xuyên đảo lane và thực hiện vai trò của 1 ganker
    

0 comments:

Post a Comment