Tuesday, July 1, 2014

Tổng quan về map Dota 2

 (đây là map dota trước bản cập nhật 6.82, về cơ bản là không khác quá nhiều, chỉ rõ rệt nhất ở vị trí Roshan và bãi Ancients bên Dire. Kiến trúc map 6.82 xem tại đây).  
Có thể nói Dota 2 có duy nhất 1 map, và map này kế thừa từ chính map DotA (Defense of the Ancients) huyền thoại. Cấu trúc map, khoảng cách lane, town đều dựa theo DotA, sự khác biệt được thể hiện ở đồ họa và kiến trúc các công trình trên bản đồ.
Minimap Lanes.png
map DotA (khoảng 6.60 - 6.70) và map Dota 2

Cấu trúc map

      Map Dota ta có hình vuông, ở góc Đông Bắc và Tây Nam là 2 "căn cứ" của Dire và Radiant. Nối 2 khu "căn cứ" này là 3 lane (đường) riêng biệt là Top, Mid và Bot, trên các lane đều có 3 tower (trụ) phòng ngự. Bên trong mỗi căn cứ có thêm 5 trụ phòng thủ khác, 6 barracks (nhà creep, nhà lính) chia 2 mỗi lane (1 melee barracks, 1 ranged barracks), 1 ancient (thánh tích), 1 khu xuất phát cho các hero (bên trong có 1 hồ nước thiêng và 1 shop) ở 2 góc và một số công trình khác. 2 khu vực Dire và Radiant được ngăn cách với nhau bởi 1 con sông, trên sông có 2 vị trí xuất hiện rune (1 kiểu đồ phụ trợ cho hero). Giữa các lane được ngăn cách nhau bởi các cánh rừng, trong rừng có các lối di chuyển thông các lane vs nhau và thông ra sông. Bên trong rừng cũng có một số bãi neutrals creep và Roshan. Dota 2 có tổng cộng 6 shop mua đồ, 2 shop ở mỗi bên, 2 shop ở lane (1 bot, 1 top) và 2 shop bí mật trong rừng.
cấu trúc map Dota 2 (source: http://ilikewalls.com)

Lane

       Mình đã đề cập ở trên, Dota 2 có 3 lane, sự thực khoảng cách giữa các lane ở 2 bên là ko hoàn toàn như nhau, nhưng điều này cũng ko gây ảnh hưởng nhiều ở môi trường public. Điều ta cần chú ý là mỗi bên đều có 1 lane dễ (easy lane, safe lane) và 1 lane khó (hard lane, offlane). Sở dĩ gọi là lane khó vì hero đi lane này dễ bị thọt level hơn đối phương cùng lane (do lure creep), dễ bị úp sọt ( do 1 hero đối phương vòng rừng ra sau lưng oánh, hoặc mid ra gank) khi họ lên cao (tiến sát trụ đối phương, khi đó ta đứng quá xa sự bảo vệ của trụ bên mình).

Tower

     Tower (trụ) trong Dota được bố chia  thành 4 lớp phòng ngự:
- Vòng ngoài: 
   + HP: 1300.
   + Damage: 110.
   + Armor: 20
- Vòng giữa: 
   + HP: 1600.
   + Damage: 130.
   + Armor: 20
- Vòng trong: 
   + HP: 1600.
   + Damage: 152.
   + Armor: 25
- Trụ cuối: 
   + HP: 1600.
   + Damage: 152.
   + Armor: 30

Barracks

     Đây nhà creep, khi barracks của 1 bên bị phá hủy, phía bên kia sẽ xuất hiện mega creep. Do mỗi lane có 2 barracks nên ta cần chú ý, nếu melee barracks bị phá thì sẽ xuất hiện mega melee creep, nếu ranged barracks bị phá thì sẽ xuất hiện mega ranged creep. Barracks lane nào bị phá thì mega sẽ xuất hiện ở lane đó.
    Thông số barracks:
       - Melee barracks:
           + HP: 1500
           + Armor: 15
      - Ranged barracks:
           + HP: 1200
           + Armor: 10
   Chúng ta nên hạ melee barracks trước vì mega melee creep sẽ giúp chúng ta push tốt hơn so với mega ranged creep (trong trường hợp bạn push xong 1 barracks thì đối phương def thành công)

Ancient

     Khi công trình này bị phá hủy thì bên đó sẽ là kẻ thua cuộc.
     - HP: 4250
     - Armor: 15

Shop

    Dota 2 có 3 loại shop khác nhau, và đương nhiên mặt hàng buôn bán ở những nơi này cũng có chút khác biệt:
   - Shop chính: ông này bán hầu hết các item. Và chỉ có ông này bán các item regen đầu game (bình máu, bình mana ..) và các recipe cho bạn.
  - Shop phụ: nó là shop phụ nên những đồ nó bán bạn đều có thể mua được ở shop chính, trừ ring of health và energy booster.
  - Shop bí mật (shop rừng): nơi này là nơi bán các món đồ hàng hiệu, trừ 2 món mình kể tên ở shop phụ kia, các đồ còn lại bạn đều phải vào đây mới mua được.

Rừng

   Rừng rất quan trọng trong Dota. Trước tiên, ta cần phải biết Dota 2 tồn tại tầm nhìn (sight), , bạn chỉ có thể thấy đối phương trong tầm nhìn của hero/creep/tower/ward team mình. Tầm nhìn trong Dota 2 cũng khá thực tế, tầm nhìn của bạn sẽ bị giảm vào ban đêm (trừ 1 vài hero), bạn cũng ko thể nhìn thấy nếu đối phương khuất cây hoặc ở địa hình cao hơn chỗ bạn đứng. Dựa vào đặc thù đó, nên việc bạn có thể điều khiển hero luồn lách trong rừng để tránh sự truy đuổi của đối phương, hoặc đơn giản là lợi dụng nó để tấn công bất nhờ đối phương. Trong rừng cũng có những creep trung lập (neutrals creep), bạn có thể tận dụng chúng cho việc farm của mình để nhường lane cho hero team mình.

Neutral creep

    Creep trung lập, đánh tất cả những ai đánh nó. Những creep này ở lv2 - lv6. khi giết được chúng, bạn sẽ nhận được một lượng tiền và kinh nghiệm tùy theo lv của chúng. Neutrals creep cũng thường có thêm 1 skill riêng của chúng. Ngoài các bãi neutrals thường, Dota 2 còn có 2 bãi creep gọi là Ancients, chúng khó giết hơn nhưng phần thưởng cho bạn sẽ lớn hơn những neutrals creep kia.

Roshan

   Có thể gọi là boss cuối trong Dota 2, cực trâu và phần thưởng cũng cự lớn:
      Roshan có 3 skill:
       - spell block: block 1 skill sau mỗi 15s
       - bash: phát đánh gây stun (chance 15%, + 50 damage, stun trong 1,65s)
       - slam: giậm chân xuống đất, gây slow 50%, gây 70 damage trong 250 AoE.     
     Sau khi kill xong Roshan sẽ xuất hiện 1 Aegis, món đồ này giúp bạn thêm một mạng sống khi tham gia combat, Aegis tồn tại trong 4 phút.
     Roshan hồi sinh trong khoảng 8-11 phút.


0 comments:

Post a Comment